Khuôn đúc áp lực là loại khuôn phổ biến hiện nay để gia công sản phẩm bằng phương pháp định hình. Loại khuôn này được ưa chuộng bởi nhiều ưu điểm nổi bật, phù hợp với nhiều vật liệu và tiết kiệm chi phí khi gia công số lượng lớn.
Khuôn đúc áp lực là gì?
Khuôn đúc áp lực gồm 2 nửa khuôn được dùng để chế tạo sản phẩm theo phương pháp định hình.
Để tạo thành sản phẩm, người thợ sẽ tiến hành đúc áp lực từ việc bơm hợp kim, kim loại nóng chảy dưới áp suất cao vào một khuôn bằng thép. Sau đó vật liệu sẽ đông lại tạo thành sản phẩm.
Các loại khuôn đúc áp lực phổ biến hiện nay
Khuôn đúc áp lực là một trong những loại khuôn mẫu thông dụng hiện nay. Tùy thuộc vào áp suất sử dụng trong gia công, khuôn được chia làm hai loại:
Khuôn đúc cao áp
- Là loại khuôn mà khi đúc sản phẩm cần áp lực cao.
- Ứng dụng rộng rãi hơn bao gồm gần 50% tổng sản lượng đúc hợp kim nhẹ.
- Phù hợp với sản phẩm cần đúc có yêu cầu dung sai chặt chẽ và hình học chi tiết. Vì khi áp lực tăng thêm có thể đẩy kim loại thành các đặc điểm chi tiết hơn trong khuôn.
Khuôn đúc áp lực thấp
- Là loại khuôn đúc sản phẩm cần áp lực thấp.
- Chiếm khoảng 20% tổng sản lượng nhưng ứng dụng của chúng ngày càng tăng.
- Thường được sử dụng cho các bộ phận lớn hơn và không quan trọng.
Quy trình đúc sản phẩm bằng khuôn áp lực
Đầu tiên một khuôn kim loại có chứa kim loại nóng chảy, được đặt phía trên một lò kín. Một ống đứng bằng vật liệu chịu nhiệt, được dẫn đến đáy khuôn để đưa kim loại nóng chảy vào.
Sau đó, không khí áp suất thấp được đưa vào lò. Điều này làm cho kim loại nóng chảy dâng lên ống và đi vào khoang khuôn, đi sâu vào các chi tiết. Sau khi kim loại đông đặc, có áp suất khí thoát ra. Khi đó, kim loại nóng chảy trong ống đứng trở lại lò. Sau khi làm nguội, khuôn được mở ra và sản phẩm được hoàn thành.